KHI NÀO DOANH NGHIỆP NÊN LỰA CHỌN ĐẦU TƯ ROBOT VÀO SẢN XUẤT?

Hiện nay, không thể phủ nhận những lợi ích mà tự động hóa robot đem lại cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với những đơn vị sau khi có sự tìm hiểu và nắm được những lý do, lợi ích kinh tế mà robot mang lại cũng như nhìn nhận thấy những vấn đề thực tế mà họ đang gặp phải, chắc chắn sẽ đến lúc đặt ra câu hỏi: “Vậy khi nào doanh nghiệp nên quyết định đầu tư robot vào sản xuất?”.

Những thắc mắc này xảy ra ở hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong bài viết này, các chuyên gia tự động hóa của công ty Cổ phần Công nghiệp Weldcom sẽ chỉ ra cho bạn những tiêu chí cơ bản quyết định việc liệu đã đến lúc nhà xưởng của bạn cần đẩy mạnh đầu tư và nâng cấp robot công nghiệp vào sản xuất hay chưa?

  1. Nhu cầu sản xuất thực tế:
  • Sản xuất với sản lượng lớn: Một trong những lợi ích lớn nhất mà robot mang lại đó là khả năng vận hành và làm việc với cường độ cao. Do đó, năng suất lao động của robot sẽ cao gấp nhiều lần công nhân thông thường. Đối với những nhà máy có nhu cầu sản xuất với số lượng lớn và thời gian giao hàng gấp, robot công nghiệp sẽ lựa chọn tối ưu với khả năng làm việc liên tục, không cần thời gian nghỉ ngơi nên hoàn toàn có thể đảm bảo sản lượng đầu ra và đáp ứng tiến độ đơn đặt hàng.

Robot hàn QJAR QJRH4-1A do Weldcom độc quyền phân phối đang nhận được đánh giá rất cao của khách hàng về chất lượng và hiệu quả đầu tư

  • Yêu cầu cao về chất lượng thành phẩm: Trước sức ép cạnh tranh cùng những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường về các sản phẩm có chất lượng cao và tính ổn định, đồng nhất sẽ là động lực để nhiều doanh nghiệp quyết định đầu tư tự động hóa robot. Việc ứng dụng robot có thể tạo ra thành phẩm với chất lượng cao một cách đồng đều, giảm tối đa tỷ lệ lỗi, hỏng sản phẩm khi robot không chịu ảnh hưởng bởi tâm lý, sức khỏe và sự sao nhãng công việc như con người. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những đơn vị sản xuất các sản phẩm xuất khẩu đòi hỏi các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng. Ngoài ra, với những sản phẩm mang tính đặc thù sản xuất như hàn vỏ máy biến thế, hàn vật liệu nhôm… sử dụng robot hàn sẽ cải thiện được tối đa chất lượng mối hàn, đáp ứng yêu cầu thành phẩm và không chịu sự phụ thuộc vào thợ hàn có tay nghề.

Ứng dụng robot hàn vào sản xuất cho chất lượng mối hàn với độ chính xác và tính ổn định cao

  1. Thực trạng nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp:

Đánh giá đúng đắn và khách quan thực trạng nguồn lực sản xuất của doanh nghiệp (DN) mình sẽ giúp đưa ra được sự nhìn nhận chính xác nhất về việc có nên đầu tư robot hay không và khi nào là thời điểm thích hợp.

  • Doanh nghiệp đang sử dụng dây chuyền sản xuất lạc hậu: Hầu hết các DN vừa và nhỏ tại Việt Nam đang gặp phải tình trạng này khi dây chuyền sản xuất chủ yếu là các máy móc đã được đầu tư từ lâu và xuống cấp hoặc sử dụng máy bãi, máy cũ với công nghệ lạc hậu và tình trạng hỏng hóc thường xuyên xảy ra gây gián đoạn sản xuất. Đặc biệt ngay cả đối với những DN đã áp dụng robot vào dây chuyền sản xuất nhưng phần nhiều trong số đó là các robot bãi với nguồn gốc không rõ ràng, linh phụ kiện bị thay thế và không được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên chính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chất lượng thành phẩm và năng lực sản xuất bị hạn chế. Nếu nhà xưởng của bạn đang gặp phải tình trạng này thì có thể xem đây là một tiêu chí không nên bỏ qua để quyết định đầu tư sớm robot và cải thiện năng lực sản xuất của DN mình.
  • Có nguồn nhân lực và tài chính đáp ứng được mục tiêu đầu tư, đổi mới công nghệ: Với nguồn lực tài chính hạn chế cũng như thiếu hụt nhân lực có trình độ và khả năng làm chủ công nghệ của nhiều DN vừa và nhỏ đã khiến cho câu chuyện đầu tư và đổi mới công nghệ trở nên xa vời. Tuy nhiên hiện nay, với dải sản phẩm rộng cùng nhiều chính sách hỗ trợ hấp dẫn và năng lực đào tạo, chuyển giao công nghệ nhanh chóng, Weldcom đã tư vấn và cung cấp cho rất nhiều doanh nghiệp SME tại Việt Nam những loại robot phù hợp và mang lại hiệu quả thiết thực. Chúng tôi nhận thấy rằng, chính những đơn vị sản xuất vừa và nhỏ với khả năng chuyển đổi linh hoạt mô hình sản xuất sẽ dễ dàng tiếp cận và chuyển đổi sang tự động hóa robot để giải quyết được những “điểm đau” về công nghệ của họ và thiết lập nên một mô hình sản xuất hài hòa, hiệu quả.

Chuyên gia Weldcom trong một buổi đào tạo chuyển giao công nghệ cho công nhân tại nhà xưởng khách hàng

Nhiều khách hàng của Weldcom tự tin vận hành và làm chủ công nghệ sau khi được đào tạo bởi đội ngũ chuyên gia

  1. Xu hướng tự động hóa và tư duy đổi mới công nghệ của chủ doanh nghiệp:

Không khó để thấy rằng thời điểm hiện tại chính là lúc xu hướng tự động hóa bùng nổ trong lĩnh vực sản xuất. Đặc biệt đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi toàn diện tư duy sản xuất truyền thống, khuyến khích quá trình tự động hóa diễn ra mạnh mẽ hơn, buộc các đơn vị sản xuất cần phải có sự thay đổi nếu không muốn bị bỏ lại phía sau. Trong bối cảnh này, chính sự nhạy bén trong tư duy đổi mới công nghệ của chủ doanh nghiệp sẽ quyết định việc họ có kịp thời nắm bắt thời cơ và tiến xa trong tương lai hay không. Với những doanh nghiệp có sự nhạy cảm với thị trường, được tiếp cận với nhiều luồng thông tin về công nghệ mới cũng như có sự bạo dạn và quyết liệt trong đầu tư sẽ là những khách hàng phù hợp nhất để đầu tư và nâng cấp robot vào sản xuất.

Thông tin liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP WELDCOM

Hotline: 1900 9410

Website: weldcom.vn

Địa chỉ: 285A Ngô Gia Tự, Long Biên, Hà Nội

 

 

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *