DOANH NGHIỆP KẾT CẤU THÉP “VƯỢT BÃO COVID”, LẠC QUAN ĐÓN CƠ HỘI 2022

Covid-19 và hàng loạt khó khăn bủa vây ngành kết cấu thép

Cho đến nay, không thể đếm xuể sức tàn phá của đại dịch covid-19 lên toàn bộ nền kinh tế thế giới. Các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực đều “oằn mình” chịu đựng những tác động tiêu cực của dịch bệnh suốt hơn 2 năm qua. Đối với ngành kết cấu, sự ảnh hưởng này là vô cùng to lớn. Làn sóng dịch thứ 4 mà đỉnh điểm là giai đoạn tháng 7,8/2021, nhiều doanh nghiệp KCT, đặc biệt là khu vực phía Nam đã rơi vào tình trạng tạm ngừng sản xuất hoặc sản xuất cầm chừng.

Cụ thể, tại thị trường trong nước, nhu cầu xây dựng, kết cấu thép đã bị sụt giảm đáng kể. Mặt khác, sản xuất hàng xuất khẩu cũng không hề khả quan khi phải đảm bảo tiến độ giao hàng trong hoàn cảnh thiếu hụt lao động và vận tải tàu biển gặp khó khăn. Bên cạnh đó, chi phí vận tải, logistics tăng mạnh và giá nguyên liệu thép đầu vào năm 2021 tăng cao so với mức bình quân khoảng 40% so với cuối năm 2020. Chưa kể, hoạt động sản xuất “3 tại chỗ” cũng khiến nhiều doanh nghiệp kết cấu thép phải tăng nhiều chi phí dẫn tới lợi nhuận sụt giảm mạnh… Tất cả những tác động này đã khiến nhiều doanh nghiệp phải xác định mục tiêu chính thời điểm đó không phải là lợi nhuận mà chính là duy trì hoạt động sản xuất, đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động và chờ đợi sự vực dậy của thị trường.

Doanh nghiệp kết cấu thép phục hồi sau đại dịch, lạc quan đón cơ hội mới

Trên đây là bức tranh không mấy tươi sáng của ngành kết cấu thép giai đoạn trước. Tuy nhiên chỉ sau vài tháng từng bước nới lỏng các biện pháp phòng dịch, linh hoạt điều chỉnh chiến lược thích ứng an toàn với COVID-19 và thần tốc bao phủ vaccine trên cả nước, từ đầu năm 2022 tới nay nhiều doanh nghiệp sản xuất đã có bước phục hồi ngoạn mục.

Dễ dàng nhận thấy, như chiếc lò xo bị nén lâu ngày, nhiều doanh nghiệp KCT đã nhanh chóng lấy lại sức bật sản xuất thông qua việc đẩy mạnh chuyển đổi số và đầu tư máy móc trang thiết bị để đi tắt đón đầu những cơ hội mới trong giai đoạn sau đại dịch. Nổi bật trong các xu hướng đầu tư hiện nay được nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực KCT quan tâm là các máy cắt laser công suất và kích thước lớn.

Máy cắt laser công suất lớn đáp ứng nhu cầu cắt đa dạng vật liệu với độ dày và kích thước lớn

Với việc chứng minh nhiều hiệu quả sản xuất nổi bật như khả năng cắt được kim loại có độ dày và kích thước lớn, năng suất và chất lượng thành phẩm vượt trội hơn hẳn so với các công nghệ cắt bản mã, pha dầm kết cấu thép trước đây, các máy cắt laser công suất lớn đang trở thành những “cỗ máy kim cương” được nhiều doanh nghiệp trong ngành săn đón nhất. Hàng loạt doanh nghiệp KCT tại Việt Nam đang đầu tư và nâng cấp công nghệ này để theo kịp thị trường và tạo lợi thế cạnh tranh sau đại dịch.

Tiêu biểu tại khu vực phía Bắc, công ty Cổ phần cơ khí xây dựng Amecc đã lắp đặt và đưa vào sử dụng máy cắt laser Yawei công suất 20KW vào cuối năm 2021. Những ngày đầu năm 2022, công ty TNHH sản xuất và thương mại Thiên Trường cũng tiếp tục đầu tư thêm máy cắt laser với công suất 20KW sau khi đã sở hữu máy cắt laser 15KW chưa đầy 2 năm trước đó. Nói về lý do cho sự đầu tư này, ông Nguyễn Huy Mạnh – Giám đốc nhà máy – công ty Thiên Trường cho biết: “Trước đây doanh nghiệp chúng tôi đang dùng máy cắt laser 15KW nhận thấy hiệu quả tương đối tốt. Sau đó chúng tôi muốn đầu tư thêm máy 20KW để đáp ứng những sản phẩm đòi hỏi phải cắt dày hơn và với năng suất cao hơn. Ngoài ra máy này có khổ máy lớn 2x12m đáp ứng được nhu cầu cắt những sản phẩm có chiều dài lớn. Máy trước chúng tôi đã dùng của thương hiệu Yawei và thậm chí đã sang tận nhà máy để tìm hiểu về công nghệ nên cảm thấy rất tin tưởng, lần này chúng tôi vẫn quyết định lựa chọn thương hiệu này cho máy 20KW của mình”.

Máy cắt laser 20KW tại công ty Thiên Trường

Ở khu vực phía Nam, công ty TNHH nhà thép Trí Việt cũng đang tiến hành lắp đặt máy cắt laser Yawei HLF 20120 15KW sau một thời gian bị trì hoãn bởi dịch bệnh dẫn tới chậm tiến độ xây dựng nhà máy mới, chưa thể đưa thiết bị vào hoạt động. Được biết doanh nghiệp này cũng là một nhà đầu tư kỹ tính và có sự tìm hiểu, tham khảo nhiều doanh nghiệp khác trong ngành trước khi lựa chọn Yawei từ nhà cung cấp Weldcom.

Quá trình lắp đặt máy cắt laser 15KW tại công ty Trí Việt

Điểm chung của cả ba doanh nghiệp kết cấu thép kể trên là việc sớm nhìn nhận những cơ hội rộng mở sau đại dịch và nhanh chóng đón đầu thông qua định hướng chiến lược về đầu tư. Sự am hiểu về những công nghệ cốt lõi của thương hiệu sản xuất máy CNC hàng đầu thế giới – Yawei, cũng như sự tin tưởng vào chất lượng dịch vụ của nhà cung cấp Weldcom với 17 năm kinh nghiệm đã đưa họ tới những quyết định đầu tư nhanh chóng. Năng lực bàn giao, lắp đặt nhiều máy cắt laser công suất lớn của Weldcom đã khiến cho nhiều doanh nghiệp KCT hài lòng bởi tiến độ và chất lượng luôn đảm bảo. Bên cạnh đó việc liên tục đầu tư các trang thiết bị phục vụ quá tình căn chỉnh máy và bảo dưỡng hệ thống cơ khí của các máy CNC, cũng như dự trù sẵn các đầu cắt, nguồn cắt laser cho các máy laser công suất lớn giúp các doanh nghiệp hoàn toàn yên tâm mỗi khi có nhu cầu bảo dưỡng sửa chữa máy móc.

Đến nay, có thể thấy đại dịch covid-19 chính là phép thử cho sức đề kháng của ngành kết cấu thép. Lựa chọn việc đầu tư sớm, đầu tư đúng thời điểm những công nghệ hiện đại để bứt phá trong giai đoạn hậu covid hay tiếp tục sản xuất “lay lắt” và bị tụt lại phía sau trong cuộc đua mới là bài toán mà các doanh nghiệp kết cấu thép cần phải sớm đưa ra quyết định ngay lúc này.

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *