ROBOT CÔNG NGHIỆP VÀ XU HƯỚNG TỰ ĐỘNG HÓA TRONG LĨNH VỰC SẢN XUẤT
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã thực sự mở ra một kỷ nguyên mới của robot thông minh. Việc ứng dụng robot, dây chuyền tự động hóa vào sản xuất đã trở thành một xu hướng tất yếu với mục đích góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh đồng thời cải thiện điều kiện làm việc của doanh nghiệp. Có thể nói, những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến việc sản xuất, đảm bảo chuỗi cung ứng cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và ngành công nghiệp gia công cơ khí, chế tạo máy tại Việt Nam nói riêng đã góp phần thúc đẩy tiến trình tự động hóa này.
Theo báo cáo mới đây của công ty Frost & Sullivan, Châu Á Thái bình dương sẽ tiếp tục là thị trường robot công nghiệp hàng đầu thế giới trong bối cảnh xu hướng tự động hóa trong lĩnh vực sản xuất đang ngày càng được đẩy mạnh tại đây. Frost & Sullivan cũng dự báo thị trường robot công nghiệp toàn cầu sẽ đạt doanh thu 38.3 tỷ đô la mỹ vào năm 2024, tăng gần 75% so với năm 2020. Trong đó châu Á Thái Bình Dương là khu vực đi đầu với doanh thu ước tính đạt 25.08 tỷ đô la Mỹ.
Đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và ứng dụng công nghệ robot hiện nay phải kể đến Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước châu Âu. Tại Việt Nam, xu hướng dịch chuyển sản xuất sang các nước đang phát triển cùng với việc thu hút dòng vốn FDI đang diễn ra mạnh mẽ đã làm gia tăng tất yếu nhu cầu sử dụng robot trong sản xuất công nghiệp.
Một trong những doanh nghiệp tiên phong sử dụng robot và dây chuyền tự động hóa trong sản xuất tại Việt Nam là công ty Vinfast thuộc tập đoàn Vingroup với dây chuyền hàn tự động sử dụng robot hàn khung xe điện. Trong đó, toàn bộ xưởng hàn của nhà máy Vinfast được công ty CP Công nghiệp Weldcom làm tổng thầu lắp ráp 25 robot tự động của thương hiệu ABB với nguồn hàn Fronius của Áo và công nghệ hàn CMT rất ít bắn tóe, ít xỉ hàn và cho chất lượng mối hàn hoàn hảo. Công nghệ hàn tự động khung xe sử dụng phương pháp hồ quang điện để ghép nối các chi tiết. Hệ thống vận hành được tự động hóa lên đến 95% dựa trên việc lập trình sẵn trên máy tính, hạn chế sự can thiệp của con người, giảm thời gian sản xuất và hoàn thiện sản phẩm.
Xưởng hàn trong nhà máy Vinfast do Weldcom tổng thầu
Vinfast đã xây dựng nhà máy sản xuất xe máy điện đầu tiên tại Việt Nam đặt tại Hải Phòng, được chia thành 3 xưởng chính: xưởng hàn, xưởng sơn và dây chuyền lắp ráp. Trong đó, toàn bộ xưởng hàn của nhà máy được công ty CP Công nghiệp Weldcom làm tổng thầu lắp ráp robot tự động. Công nghệ hàn tự động khung xe sử dụng phương pháp hồ quang điện làm nền tảng để ghép nối các chi tiết. Hệ thống vận hành được tự động hóa tối ưu dựa trên việc lập trình sẵn trên máy tính, hạn chế sự can thiệp của con người, giảm thời gian sản xuất và hoàn thiện sản phẩm. Với tổng cộng 25 robot ABB được trang bị dây hàn của Mỹ, nguồn hàn của Đức và ứng dụng công nghệ hàn CMT được Weldcom sử dụng trong nhà máy sản xuất khung xe điện của Vinfast, có thể khẳng định Vinfast đang là một trong những công ty sở hữu dây chuyền sản xuất tự động hóa tiên tiến nhất hiện nay.
Robot hàn khung xe được Weldcom lắp ráp tại nhà máy Vinfast
Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù thấy rõ được những lợi ích của việc ứng dụng robot và các giải pháp tự động hóa vào quy trình sản xuất nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang loay hoay chưa biết bắt đầu từ đâu. Để tháo gỡ nút thắt này, cần có sự hỗ trợ rất lớn từ đội ngũ chuyên gia đến từ các đơn vị chuyên nghiên cứu và phát triển giải pháp robot và tự động hóa. Tiên phong trong lĩnh vực này, đội ngũ chuyên gia của Cty CP Công nghiệp Weldcom đã cho ra đời hàng loạt các giải pháp sử dụng robot phục vụ quá trình sản xuất phù hợp với điều kiện thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam. Gần đây nhất là các giải pháp robot gắp cho máy chấn, máy phay, máy tiện được sử dụng trong ngành cơ khí và các loại robot hàn ứng dụng thích hợp cho việc sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau như chân bàn, ghế văn phòng, nội thất, khung xe đạp, xe máy, chi tiết máy, lan can chung cư, giá kệ siêu thị…
Đây chắc chắn sẽ là những giải pháp tối ưu để các doanh nghiệp từng bước tự động hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm với chi phí phù hợp, từ đó giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận, tăng lợi thế cạnh tranh và giảm sự phụ thuộc vào tay nghề cũng như trình độ của người lao động.