GIẢI PHÁP NHÀ MÁY THÔNG MINH CHO NGÀNH GIA CÔNG KIM LOẠI TẤM

Nhà máy thông minh giúp doanh nghiệp gia công kim loại tấm tối ưu hóa quy trình vận hành và tạo bứt phá trong sản xuất thông qua kết nối giữa con người và công nghệ.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 có tác động mạnh mẽ tới động lực tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh vốn có của nền sản xuất hiện tại. Những đột phá về công nghệ đã thay đổi hoàn toàn quy trình, phương thức sản xuất, cách quản lý truyền thống, đánh dấu sự ra đời của thế hệ nhà máy thông minh (Smart Factory).

Đối với lĩnh vực gia công kim loại, ngành đóng vai trò là nền tảng cho sự phát triển của mọi ngành công nghiệp cơ khí tại Việt Nam. Dù vậy, lĩnh vực này từ xưa vẫn luôn bộc lộ những tồn tại trong việc tổ chức quản lý sản xuất, công nghệ kỹ thuật… Khi chưa có dây chuyền tự động hóa, các nhà máy cần sự tham gia của rất nhiều nhân công. Việc xây dựng lịch sản xuất in bằng bảng biểu giấy tờ vừa thiếu chính xác và cập nhật, vừa không có sự trao đổi thông tin thông suốt giữa các bộ phận, đặc biệt nhà quản lý không nắm rõ chính xác số lượng nguyên vật liệu khấu hao, tỷ lệ sai hỏng sản phẩm, tình trạng máy móc làm việc đều là những nguyên nhân gây ảnh hưởng lớn tới chất lượng, chi phí và tiến độ giao hàng của doanh nghiệp.

Ảnh minh họa ( nguồn: internet)

Trước thực trạng này, việc ứng dụng mô hình nhà máy thông minh được xem như giải pháp hoàn hảo để các doanh nghiệp trong ngành khắc phục những khuyết điểm tồn đọng, góp phần nâng cao sức cạnh tranh để vững bước tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Có thể lấy ví dụ về một nhà máy chế tạo kim loại tấm thông minh kỹ thuật số mà thương hiệu Yawei đã triển khai cho các doanh nghiệp trên thế giới. Theo đó, đây là mô hình được xây dựng dựa trên việc triển khai những công nghệ 4.0 như IoT, Big Data, AI, công nghệ học sâu (deep learning)… cùng với đó là sự liên kết của 3 hệ thống lõi: CAD-CAM (Kỹ thuật thiết kế và sản xuất thông qua máy tính), ERP – MES (Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp và hệ thống điều hành sản xuất), CLOUD SERVICE (Công nghệ điện toán đám mây). Điểm đặc biệt nhất của mô hình này là việc các doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu trong quá trình sản xuất theo thời gian thực, số hóa hệ thống quản trị cũng như tự động hóa các quy trình vận hành.

Cụ thể, mô hình nhà máy thông minh sẽ theo dõi và ghi nhận dữ liệu về sản phẩm, tự động cung cấp các phương án cũng như mô phỏng 3D hạn chế sai sót sản phẩm khi gia công. Bên cạnh đó, hệ thống còn tính toán chi phí thực tế dựa trên số liệu đo đạc các dữ liệu về chi phí nhân công, nguyên vật liệu và thời gian làm việc máy móc; từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí và giảm giá thành. Nhà máy thông minh còn có khả năng cân đối nguồn lực của các bộ phận để lên kế hoạch nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất phù hợp với thời hạn giao hàng. Một số trường hợp như phát sinh thêm đơn hàng sản xuất, máy móc gặp lỗi hoặc thiếu hàng tồn kho, hệ thống sẽ cập nhật thông tin và thông báo người quản lý trong thời gian sớm nhất. Điều này giúp nhà sản xuất chủ động định hướng việc nhận đơn hàng và giảm thiểu tình trạng trễ đơn.

Ngoài ra, với mục tiêu giảm sự thuộc vào người lao động tại các khâu trung gian, Yawei đã áp dụng thêm các thiết bị phụ trợ như robot, thiết bị bốc dỡ nguyên vật liệu, phân loại và xếp pallet, nhà kho dọc và xe dẫn đường tự động AGVS. Cuối cùng, mọi thông tin theo thời gian thực của nhà máy được kết nối đồng bộ với hệ thống máy chủ trung tâm hoặc chia sẻ qua ứng dụng di động. Dựa trên dữ liệu sẵn có, nhà quản lý dù ở bất kỳ đâu cũng có thể nắm rõ tình trạng sản xuất và đưa ra quyết định nhanh chóng trước những biến động của thị trường.

Rõ ràng so với phương thức truyền thống, nhà máy thông minh đã và đang trở thành xương sống của toàn bộ doanh nghiệp, tạo bệ phóng giúp mỗi hạt nhân trong nền sản xuất bứt phá phát triển. Vậy một câu hỏi được đặt ra: làm thế nào để các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có thể chuyển đổi số thành công?

Thực tế, nhiều doanh nghiệp trong nước còn khá “dè dặt” trong việc thực hiện chuyển đổi mô hình sản xuất. Bên cạnh vấn đề về ngân sách, cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị, nhiều người suy nghĩ mô hình này chỉ dành cho các doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên, những doanh nghiệp SME (vừa và nhỏ) vẫn có thể đặt mục tiêu xây dựng hệ thống nhà máy thông minh để nâng cao hiệu quả sản xuất. Có thể thấy, yếu tố cốt lõi của việc triển khai giải pháp tự động hóa nhà máy sản xuất thành công không nằm ở quy mô doanh nghiệp mà là lựa chọn phương thức phù hợp. Đồng thời, sự quyết tâm của tập thể doanh nghiệp cũng như lựa chọn những đơn vị có kinh nghiệm chuyên sâu về cung cấp các giải pháp sản xuất thông minh toàn diện là yếu tố then chốt quyết định đến thành công của dự án triển khai nhà máy thông minh.

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị tên tuổi đủ năng lực chuyên môn thực hiện việc này, một trong số đó phải kể đến Yawei. Không chỉ được giới chuyên môn biết đến là thương hiệu Top đầu trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp máy tạo hình kim loại, hằng năm, Yawei luôn đầu tư ngân sách hàng triệu USD phục vụ nghiên cứu để cho ra đời nhiều giải pháp quản lý thông minh đáp ứng yêu cầu khó tính từ thị trường với chất lượng được cải tiến liên tục.

Nếu bạn vẫn loay hoay trong việc đi tìm lời giải cho các bài toán như “Triển khai nhà máy thông minh bắt đầu từ đâu? Số hóa cái gì trước, cái gì sau? Công nghệ nào phù hợp với thực tế doanh nghiệp và ngành? Yawei chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành tin cậy giúp doanh nghiệp bạn giải quyết những vướng mắc này một cách hiệu quả.

Bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc được đánh dấu *